Khám phá những phong tục truyền thống trong ngày tết Nguyên Đán của người dân các nước Châu Á
Những ngày cận kề tết Nguyên Đán sắp đến, người dân ở một số quốc gia đã chia tay năm Giáp Thìn 2024 đã chuẩn bị để chào đón năm Ất Tỵ 2025 với hy vọng về một năm mới may mắn, thành công. Hãy cùng theo chân Mường Thanh tìm hiểu những nét đặc sắc trong ngày tết cổ truyền của một số quốc gia châu Á nhé.
1. Trung Quốc
Ngày Tết cổ truyền của Trung Quốc có khá nhiều nét tương đồng với Tết Việt Nam, được tổ chức theo Âm lịch và là ngày tết âm lịch dài nhất và quan trọng nhất ở Trung Quốc, thường kéo dài từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch. Ở lãnh thổ Trung Quốc, có nhiều các truyền thống đón Tết khác nhau theo từng địa phương. Mọi người đổ tiền mùa quà tặng, đồ trang trí, quần áo, thực phẩm...
Mọi gia đình đều lau dọn nhà cửa sạch sẽ để quét đi những điều không may và chào đón các may mắn sắp tới. Cửa sổ, cửa ra vào đều được dán giấy đỏ với câu đối và những từ như Phúc - Lộc - Thọ.
2. Hàn Quốc
Tết truyền thống của người Hàn Quốc hay còn gọi là Seollal - một trong những dịp tết quan trọng cùng Tết Trung Thu. Dịp tết truyền thống được tính là từ thời điểm ngày 1/1 Âm lịch và kéo dài 3 ngày, là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ và hướng về tổ tiên.
Cũng giống như dịp Tết Nguyên đán ở nhiều quốc gia châu Á khác, cứ mỗi năm vào ngày Seollal người Hàn Quốc lại trở về quê hương, quây quần cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống, những trò chơi dân gian trong không khí đầm ấp, hạnh phúc bên gia đình.
3. Nhật Bản
Ngày Tết của Nhật Bản được gọi là Oshougatsu hay “Chính Nguyệt” theo phiên âm Hán Việt. Sự kiện Oshougatsu không chỉ đánh dấu sự khởi đầu của năm mới mà còn là kỳ nghỉ dài nhất của người Nhật. Tết cổ truyền của người Nhật bắt nguồn từ phong tục chào đón vị thần năm mới Toshigamisama.Khách du lịch nên đến du lịch tại đát nước này từ ngày 01/01 đến ngày 03/01 dương lịch hàng năm bới lúc này Tết cổ truyền của họ mới chính thức ở Nhật bắt đầu.
Cũng như Tết cổ truyền tại Việt Nam, trong các ngày Oshougatsu người Nhật cũng ăn cơm tất niên, viết bưu thiếp, lì xì cho trẻ em và đi lễ chùa… Để đón mừng ngày Oshougatsu, họ chuẩn bị bằng việc dọn dẹp vệ sinh nhà cửa sạch sẽ với quan niệm sẽ rửa trôi những điều không may của năm cũ, chào đón những gì tốt đẹp nhất của năm mới. Ngày cuối cùng của năm cũ người Nhật sẽ cùng nhau ăn bữa cơm tất niên với đông đủ các thành viên trong gia đình.
4. Thái Lan
Chắc hẳn rất nhiều bạn thắc mắc “Thái Lan có ăn Tết Nguyên đán không?”. Câu trả lời là cũng như Việt Nam và một số quốc gia châu Á khác, đất nước Thái Lan cũng có ngày Tết Nguyên đán.
Lễ hội té nước Songkran là một trong những nghi lễ chính diễn ra trong ngày Tết truyền thống của người Thái, thể hiện tính cộng đồng cao khi mọi người cùng đổ ra đường để tham gia lễ hội. Ngày lễ té nước là tập tục chung của cả nước, tuy nhiên ở mỗi vùng miền lại có những nghi thức hơi khác nhau. Lễ hội té nước ở Thái Lan được tổ chức lớn nhất tại BangKok, tuy nhiên để có thể thấy được một lễ hội mang đậm truyền thống nhất thì du khách nên tới Chiang Mai.
5. Ấn Độ
Ấn Độ được biết đến là một quốc gia rộng lớn và đa dạng cả văn hóa lẫn tôn giáo của Châu Á. Sự đa dạng này còn được thể hiện qua các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc và thu hút du khách quốc tế. Lễ hội Ấn Độ không chỉ mang tính tâm linh cao mà còn là nét đẹp trong văn hóa đời sống người dân nước này. Chính vì vậy mà du lịch Ấn Độ ngày càng thu hút khách du lịch.
6. Nepal
Tết cổ truyền của Nepal kéo dài 15 ngày, thường diễn ra từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 hằng năm, trong đó ngày thứ tám thường được biết đến với tên gọi là “Ngày hiến tế”. Đây là đất nước đặc biệt khi được mệnh danh là đất nước hạnh phúc nhất Thế giới. Ở Bhutan, không có ai phải sống trên đường. Nếu một người không có nhà, họ có thể đến gặp nhà vua. Sau đó, vua sẽ ban cho họ một miếng đất để xây nhà và trồng rau.
7. Việt Nam
Tết Nguyên đán là Tết cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất của Dân tộc Việt Nam, mang đậm bản sắc dân tộc, là một ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Là tiết lễ đầu tiên trong năm, Tết Nguyên đán bắt đầu cho việc khởi đầu một năm mới với những điều tốt đẹp nhất, với bao niềm tin và hy vọng một năm mới an lành, may mắn, thành công. Tết là dịp để mọi người nhìn lại năm cũ, chào đón năm mới và nghỉ ngơi, sum họp gia đình với nhiều phong tục tốt đẹp.
Tết âm lịch là một ngày lễ lớn đối với nhiều quốc gia ở châu Á. Mỗi quốc gia có những cách chào đón ngày tết mang những màu sắc riêng biệt, nhưng tựu chung lại đó đều là những nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ, lưu truyền cho thế hệ mai sau nhớ về nguồn cội, tổ tiên và bồi đắp tình yêu đất nước trong mỗi người dân trên đất nước đó.